Monday 21 August 2017

1 bản dịch thôi đéo có gì

Nằm bên bờ sông Hương, Huế, thủ đô của triều đình là bản sao của Cấm Thành Bắc Kinh. 1000 năm đô hộ đã ghi đậm dấu ấn trên đất nước mà người Trung Quốc gọi là An Nam (le Sud Pacifié) Hiện diện ở mọi nơi, Cổng Tây, toà Lam Thành, cung điện của các vương phi, chùa chiền, điện phủ, Trung Quốc vừa là kẻ thù, nhưng cũng là khuôn mẫu. Hoàng đế An Nam cũng là Thiên tử, như Trung Quốc. Các công chức (quan lại) không phải xuất thân từ dòng dõi quý tộc mà là những người có học, tuyển chọn qua thi cử, qua trình độ chứ không vì dòng dõi sinh thành. Toà nhà cổ nhất ở Sài Gòn là toàn nhà Bưu chính Hoàng Gia. Dưới triều đại Napoleon đệ Tam, hải quân Pháp mạnh thứ nhì trên toàn thế giới. Hải quân Pháp lúc đó có tham vọng gây dựng lại đế chế Đông Ấn. Nối bước các thày dòng là các đô đốc. Rigault de Genouilly, la Grandière, Courbet ..... Cochinchine (Nam Kỳ) lúc đó thuộc về các đô đốc hải quân. Những hình ảnh đầu tiên của miền thuộc địa nằm ở tận cùng thế giới này được ghi lại năm 1896. Tưowng phản một bên là ngựa xe sang trọng, váy áo diêm dúa trong cái ẩm nóng xứ nhiệt đới. Bên kia là những kẻ trần truồng, đóng khố, lũ thị dân buôn bán, nhưbg người khai phá, mạo hiểm. Vào năm 1909, Đề Thám, thủ lĩnh phiến quân gồm một nhóm nông dân, cầm cự trước 15 ngàn lính pháp trong vòng 10 tháng. Họ đã bị gọi là giặc cướp, và đã bị áp dụng bộ luật An nam vô cùng hà khắc với những kẻ không chịu khuất phục. Các cuộc xử tử hình giữa công chúng, tôi nhân bị chặt đầu bằng gươm, được chụp ảnh và in thành bưu ảnh mà lính Pháp gửi cho người yêu của họ ở Pháp kèm theo "nụ hôn từ Hà nội" Nhơf vậy, Pháp Quốc trở thành chủ nhân của một đế chế nhỏ bé vùng Viễn Đông : 5 quốc gia : Nam Kỳ( Cochinchine), thuộc địa của Pháp từ 1864, Trung kỳ (Annam), Lào, Campuchia, được sự bảo hộ của Pháp ( protectorat), và Bắc kỳ có vị thế không được rõ ràng lắm. Một nửa nước Pháp và 15 triệu dân. Người ta bị cấm gọi nó là Việt Nam, mà gọi nó là Đông Dương Pháp thuộc (Indochine Française) Nước Pháp có thể tự hào vì sau 20 năm đã xây dựng nên những hòn ngọc Của đế chế như Hà nội theo mô hình Paris, với Nhà hát lớn theo nguyên mẫu opera Garnier, hồ Gươm, dinh Toàn quyền nơi điều khiển 5000 công chức điều hành cả nước. Ở nhà ga tàu lửa không có taxi mà có nững chiếc xe lôi người kéo. Cầu Paul Doumer dài 2km nối 2 bên bờ sông Hồng có ý nghĩa biểu tương như tháp Eiffel ở Hà nội. Chỉ gần 20 ngàn người Pháp sống ở xứ này. Đông Dương không phải là thuộc địa để di dân. Đông Dương thuộc về dăm bẩy hãng lớn. Các chủ hãng này họp mặt hàng năm ở đây nhân dịp Đấu Xảo ở hà nội. Ngân hàng Đông Dương, Les Chargeurs Réunis (hãng tàu biển), Brasserie et Glacière de l'Indochine (BGI), Than Hồng Gai, Bông Dệt Nam Định...... Thuộc địa Đông Dương nằm hoàn toàn dưới quyền kiểm soát và điều hành của người Pháp. Bộ máy hành chính mẫu mực, thiên đường của công chức, viên Toàn quyền , như trong hình Albert Saraut ngài toàn quyền nổi tiếng nhất,, nắm chủ quyền gần như tối thượng, điều khiển tất cả, kiểm tra tất cả quyết định tất cả. Đây là tội lỗi sơ khai của "thuộc địa kiểu Pháp". Hoàng đế An Nam còn nắm tất cả những gì thuộc về lễ nghi, sang trọng hào nhoáng, nhưng đó chỉ là mặt tiền. Hễ Hoàng đế biểu lộ tính độc lập, không muốn phụ thuộc vào người Pháp, ông ta sẽ bị lật đổ. Trong 30 năm, 3 vị vua An Nam bị truất ngôi : Hàm Nghi, lên chiến khu 1885 bị bắt và đầy đi Algerie. Thành Thái, truất ngôi năm 1907, đầy đi la Réunion, Duy Tân lên ngôi năm lên 7, truất ngôi năm 16 tuổi, cũng bị đầy đi la Réunion. Sau đó, vua Khải Định, cam chịu săn vịt trong hồ cung điện để giết thời gian. Nàng Thứ Phi xinh đẹp, mẹ chàng Vĩnh Thuỵ, sau này trở thành vua Bảo Đại, rất băn khoăn lo lắng cho tương lai của con mình lúc đó. Nước mẹ Đại Pháp, thống nhất và không thể chia cắt, đối xử với các thuộc địa như người mẹ chăm sóc cho những đứa con chưa trưởng thành. Các quan trong Triều không còn được tuyển chọn qua các kỳ thi, lựa chọn người xứng đáng nữa, mà do ngài Toàn quyền phong chức theo khả năng quỵ luỵ, luồn cúi (sườn mềm "souplesse d'echine"). Ở những khu An Nam, như phố Hàng Đào (hầu như không mấy thay đổi sau 60 năm) mọi sự đều yên ổn. Đây là thế giới của những cửa hàng nhỏ bé bán hàng thủ công, của cái chợ nơi thường xuyên tụ tập những kẻ bán hàng rong, của sự tấp nập hỗn loạn của đám đông. Đó là miền Á đông vĩnh cửu, bất biến, cam chịu. Ta sẽ khám phá sự thật tàn nhẫn Đông Dương. Một cuốn sách, trong số những cuốn khác, do nhà báo Andrée Viollis viết, mang tên SOS Đông Dương , sẽ làm rung chuyển công luận Pháp. Ở phần tựa đề, André Malraux viết : "Đông Dương xa lắm, ta nghe không rõ những tiếng kêu khóc vọng đến từ nơi đó". Than Hồng Gai là một ví dụ. Đó là một mỏ than lộ thiên, là một áp phe có lợi nhất của Đông Dương, với những phần cổ tức được chia rất lớn. 23 ngàn con kiến, những con kiến-người làm việc ở đó. Hãy nghe những lời bình luận từ hồi đó :"nhân công được tuyển chọn từ nguồn nhân lực bản xứ, họ chấp nhận công việc nhà hạ, lương cao như thế này, đến nỗi nhiều người đàn bà trẻ An nam cũng đến xin gia nhập đội ngũ nhân công. Họ rất cố gắng và nhiều khi chẳng thua kém đàn ông trong năng suất lao động cho dù họ phải mặc những quần áo bất tiện hơn đàn ông." Thực ra, nhân công, đàn ông,đàn bà, trẻ con, bị tuyển dụng bắt buộc bới những tên cai, họ bị tống tiền, bóc lột đến tận xương tuỷ. Họ phải làm việc từ 12 đến 14h để nhân 1 quan (piastre) mỗi ngày. Nhưng họ chị nhận được 1 piastre mỗi tuần để khỏi chết đói, và chỉ được nhận chậm 1 tháng để họ khỏi chạy trốn, mặc dù vậy họ vẫn trốn, bất kể còn nợ tiền lương hay không. Ở các mỏ thiếc, đồn điền, công xưởng, đều cùng một cảnh địa ngục tương tự. Không phải là mỏ, mà là nhà ngục. Không phải công nhân, mà là nô lệ. Phải làm điều gì đó. Ngài toàn quyền Pasquier, một người mang hơi hướng tự do, hạ lệnh xoá bỏ lao động cưỡng bức, thiết lập một số bảo trợ xã hội, thậm chí còn công bố cải cách chính trị là điều được đòi hỏi từ khá lâu rồi. Để tiến hành cải cách chính trị, nước Pháp cần dựa vào vai trò của Hoàng đế bảo Đại. Đây là giải pháp Bảo đại 1932. bảo đại ơr Pháp từ 10 năm nay, do cha gửi sang để đi học. Ở Pháp, Bảo Đại học chơi tennis, là thành viên của đội bóng trướng lycee Carnot, ông đã đánh bại Delmas của lycee Lakanal trong trận trung kết. Rotchild đã dạy cho cậu bé trượt tuyết và chơi poker. 9-1932, ông lên đường về Vn, 19 tuổi, đầy nhiệt huyết. Ông có một đội cố vấn trẻ tuổi và ái quốc (nationalist ????), đòi hỏi phải có Hiến Pháp, Nghị viện và báo chí. Nhưng sự mơ mộng hão huyền chỉ kéo dài 6 tháng. Cuống lên trước những đòi hỏi của Bảo Đại, người Pháp khoá chặt mọi cải cách. Bảo Đại sau đó chỉ ngoan ngoãn đi khánh thành hội hoa cúc, dưới ánh mắt cảnh giác của người Pháp. Một câch hết sức mâu thuẫn, Đông Dương dưới thời thống chế Petain có những chuyển biến tiến bộ đáng ngạc nhiên : cấm không được mày tao với người bản xứ, xây trường, xây dựng các phong trào thanh niên, thu hút đến 100 ngàn thanh niên hát vang "Thống chế, chúng tôi có mặt". Một cách chua chát, những thanh niên tiến bộ này về sau sẽ trở thành nòng cốt Việt Minh. Ở hà nội, ở Sai Gon, thuộc địa Pháp nóng lòng chờ đợi Giải Phóng ở Pháp. Tổng chỉ huy quân đội giữ liên lạc với De Gaulle. Đô đốc Decoux cũng biết điều này. Đa số đứng về phía bên kia và bàn mưu tính kế ngay trước mũi người Nhật. 9/3/1945, Nhật đã ra tay đánh trận lớn. Giữa đêm, một cách bất ngờ, trại lính, pháo đài Pháp bị chiếm lĩnh. Đô đốc Decoux bị quản thúc, quân đội Pháp bị tước vũ khí và cấm trại. Thành Hà nội, trại lính Huế đã kiên cường chống trả, nhưng thất bại. Ở lạng Sơn, phía bắc, 150 lính Pháp đã cầm cự 3 ngày chống trả 3000 quân Nhật. Trong khi đó 11/3/1945, đại sứ Nhật có mặt ở đại nội Huế. Ông mang tin gì đến hoàng đế Bảo Đại ? Bảo Đại : "Hôm qua, chúng tôi đã kết thúc chủ quyền nước Pháp, mà nước Nhật chúng tôi rất vui mừng đem độc lập lại cho các ngài" . Phóng viên : "Ông ta nói tiếng Pháp hay tiếng nước nào ? BĐ : Ông ấy nói tiếng Pháp một cách hoàn hảo. Vợ ông ta là người Pháp. PV. Liệu có nên chấp nhận món quà có thuốc độc này không ? BĐ : Chúng tôi đã cân nhắc thiệt hơn, tính toán xem sự đôcj lập này đáng giá gì không, chấp nhận nó như thế nào. Các Bộ trưởng đã cố vấn tôi là không nên từ chối sự độc lập này. Từ 1 thế kỷ nay, từ "độc lập" là một từ bị cấm đối với chúng tôi. Người Nhật biết rất rõ điều họ làm. Chiến thắng hay chiến bại, họ đã trả châu Á lại cho người Á.





No comments:

Post a Comment

-chèn hình:

[IMG] ..........URL.......... [/IMG]

-Chèn clip:

[youtube] link video cần chèn [/youtube]